Kĩ năng giao tiếp - ứng xử


 

Nói chuyện bằng thái độ cởi mở, chân thành

Chân thành, cởi mở là cách ứng xử trong giao tiếp căn bản nhất mà mỗi chúng ta cần phải ghi nhớ. Thực tế, bản chất của người Việt là rất sợ mất lòng nhau. Để tránh làm phật ý đối phương, họ thường lấp liếm bằng những câu nói hay hành động trái với lòng mình. Bên cạnh đó thì sự cạnh tranh trong công việc cũng là nguyên nhân đẩy con người ta vào những thế cạnh tranh, xu nịnh lãnh đạo.

Thực tế, chính những điều này đã tạo ra một rào cản vô hình ngay trong chính mối quan hệ của chúng ta. Thay vì những lời nói dối, bạn hãy góp ý một cách chân thành, thể hiện cho đối phương biết rằng mình có ý tốt cho họ. Đồng thời, hãy cho họ thấy thái độ cởi mở và nhiệt thành của mình nhé.

Thể hiện thái độ cởi mở, chân thành là nguyên tắc ứng xử trong giao tiếp thiết yếu nhất
Thể hiện thái độ cởi mở, chân thành là nguyên tắc ứng xử trong giao tiếp thiết yếu nhất

Ứng xử thông minh, khéo léo với cấp trên

Cách ứng xử trong giao tiếp với cấp trên là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm, nhất là với những ai mới bước chân vào môi trường công sở. Đầu tiên, để tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp với lãnh đạo, hay trang bị cho mình một tâm thế tự tin, chủ động. Hãy học cách trình bày vấn đề một cách thẳng thắn và nói chuyện rõ ràng, mạch lạc khi đưa ra ý kiến với sếp.

Khi bị phê bình hay chỉ trích, tuyệt đối không nên cáu giận hay tranh cãi vì điều này chỉ khiến bạn mất điểm trong mắt lãnh đạo mà thôi. Hơn nữa, không có vị sếp nào thích người nóng nảy và thiếu tự chủ cả. Thay vào đó bạn cần lắng nghe và tiếp thu ý kiến của họ.

Tôn trọng đồng nghiệp và cấp dưới

Đồng nghiệp hay cấp dưới đều là những người mà bạn thường xuyên tiếp xúc trong công việc. Tôn trọng họ là cách ứng xử trong giao tiếp quan trọng mà bạn cần phải nắm vững. Không nên khoe khoang tiền lương, thưởng hay tự cho mình là giỏi hơn so với đồng nghiệp, cũng không nên tự ti vì thành tích của mình không bằng họ mà cần coi đó là động lực để cố gắng hơn.

Với cấp dưới, hãy thường xuyên khích lệ và truyền cảm hứng để giúp họ làm việc hăng say và phát huy tối đa năng lực của mình. Tránh những ngôn từ xúc phạm hay chỉ trích quá mức khi cấp dưới mắc lỗi. Thay vào đó bạn có thể nhắc nhở nhẹ nhàng và thưởng phạt công tâm tùy theo mức độ.

Biết cách ứng xử trong giao tiếp sẽ giúp đội nhóm của bạn đoàn kết và làm việc hiệu quả hơn
Biết cách ứng xử trong giao tiếp sẽ giúp đội nhóm của bạn đoàn kết và làm việc hiệu quả hơn

Tập cách nói “không” với những đề nghị không đúng chuyên môn

Tôn trọng, kính nể đồng nghiệp là tốt nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải chấp nhận mọi yêu cầu đặt ra từ người khác. Đừng biến mình thành osin nơi công sở, cũng đừng biến mình thành kẻ thụ động, “sai gì làm đấy”. Nên học cách nói từ chối khéo léo khi yêu cầu của mọi người xung quanh không nằm trong trách nhiệm quyền hạn của bạn. Nói “không” cũng là một trong những cách ứng xử trong giao tiếp cần thiết đối mà bạn cần trang bị ngay nếu không muốn mình bị rơi vào thế bị động.

Hạn chế tán gẫu quá nhiều

Công sở là nơi để làm việc, không phải là nơi tán gẫu. Tất nhiên trong suốt 8 tiếng tại công sở, việc thi thoảng thả lỏng và trò chuyện một chút với mọi người xung quanh là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên đừng nên quá lạm dụng chúng, đừng biến mình thành bà “tám” nơi công sở. Việc nói quá nhiều trong môi trường làm việc vừa làm bạn mất điểm trong mắt đồng nghiệp, cấp trên, vừa ảnh hưởng đến hiệu suất công việc của bạn.

Không nên tán gẫu quá nhiều trong thời gian làm việc
Không nên tán gẫu quá nhiều trong thời gian làm việc

Đừng chỉ lắng nghe, hãy biết tiếp thu

Trong giao tiếp, có người nói thì phải có người nghe. Khi đối phương đang chưa dứt câu chuyện, bạn tuyệt đối không nên xen ngang. Hãy bình tĩnh lắng nghe ý kiến của họ và tiếp thu nếu được góp ý. Lắng nghe và tiếp thu đều là những kỹ năng giao tiếp ứng xử thông minh mà bạn cần phải trang bị bất kể với môi trường công sở hay trong cuộc sống thường ngày. Biết cách lắng nghe và tiếp thu không chỉ giúp bạn chiếm được thiện cảm của mọi người mà đích thực là một chìa khóa đưa bạn tiến tới thành công

Sử dụng ánh mắt trong giao tiếp

Cách ứng xử trong giao tiếp thông minh không chỉ nằm ở lời nói mà còn biểu hiện qua hành động, cử chỉ và nhất là ánh mắt của bạn. Việc thường xuyên cúi gầm đầu xuống hay đảo mắt liên hồi khi nói chuyện sẽ rất dễ khiến bạn để lại ấn tượng xấu trong mắt đối phương. Để tránh điều đó bạn cần nhìn thẳng vào mắt người đối diện, điều này sẽ khiến họ cảm thấy được tôn trọng và được lắng nghe hơn. Song nhìn thẳng không có nghĩa là nhìn chằm chằm mà thi thoảng bạn nên dừng lại và đưa mắt ngắm nhìn xung quanh để cả hai không bị căng thẳng, khó xử.

Hạn chế sử dụng điện thoại

Vào những cuộc họp hay buổi thảo luận quan trọng, sẽ thật khiếm nhã khi điện thoại của bạn rung chuông liên hồi, ầm ỹ. Tiếng ồn từ điện thoại dễ khiến người nói bị phân tán sự chú ý, ảnh hưởng đến bài thuyết trình của họ. Tốt hơn hết bạn nên tắt âm hoặc chí ít chuyển sang chế độ rung trước khi đi vào những buổi hội họp nhé. Ngoài ra, trong giao tiếp bạn cũng không nên vừa nói vừa “dán mắt” vào thiết bị smartphone của mình. Dù muốn hay không thì hành động này cũng thể hiện bạn thiếu tôn trọng người khác.

Tránh dùng điện thoại khi nói chuyện là một trong những nghệ thuật giao tiếp ứng xử
Tránh dùng điện thoại khi nói chuyện là một trong những nghệ thuật giao tiếp ứng xử

Tránh nói xấu, chia kết bè phái trong văn phòng

Nói xấu hay chia kết bè phái là điều tối kỵ ở bất kỳ doanh nghiệp nào. Khi gặp bất đồng hay khó chịu với bất kỳ cá nhân nào trong công ty, cách ứng xử trong giao tiếp tốt nhất là bạn nên nói thẳng với họ. Việc nói sau lưng không những không giúp bạn giải quyết được vấn đề mà còn khiến bạn gây ác cảm với những người xung quanh.

Biết giữ bí mật

Môi trường công sở không chỉ là nơi làm việc mà còn có thể mang đến cho bạn những mối quan hệ tốt đẹp và hơn cả thế chính là những người bạn thân. Họ sẵn sàng chia sẻ với bạn mọi chuyện trên đời từ công việc, cuộc sống cho đến những chuyện riêng tư. Nếu may mắn gặp được những người bạn như vậy hãy tuyệt đối trân trọng nhé. Bạn nên tôn trọng và tuyệt đối giữ bí mật những điều họ đã nói với bạn. Hãy biết những gì nên nói và không nói, tránh lan truyền cho cả văn phòng.

Người biết cách ứng xử trong giao tiếp sẽ không bao giờ tiết lộ bí mật của người khác
Người biết cách ứng xử trong giao tiếp sẽ không bao giờ tiết lộ bí mật của người khác

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét